Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIM MẠCH

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIM MẠCH
Bệnh tim mạch là một thuật ngữ chung chỉ các loại bệnh khác nhau liên quan đến tim. Đến năm 2010 bệnh tim mạch tại Việt Nam đã tăng lên 40% so với năm 2005, đây là một con số đáng cảnh báo theo nhận định của các chuyên gia về tim mạch tại Việt Nam.
Bệnh tim mạch là do tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim và các tế bào xung quanh bị thiếu dưỡng khí. Các bệnh khác liên quan đến tim mạch đó là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Loại bệnh phổ biến nhất trong nhóm này là bệnh động mạch vành, mặc dù bệnh tinh mạch vành có thể do nhiều nguyên nhân khác như xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân của bệnh lý tim mạch
Có nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố đó là:
§  Hút thuốc: hút thuốc lá hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
§  Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lực làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
§  Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý.
§  Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
§  Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.
§  Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên... Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
§  Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
§  Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
§  Cao tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Các triệu chứng của bệnh lý tim mạch
§  Khó thở: Khó thở được khởi phát hoặc nặng lên bởi gắng sức và gây ra tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi hoặc giảm ôxy máu. Tăng áp lực nhĩ trái và tĩnh mạch phổi thường gặp nhất là rối loạn chức năng tâm trương thất trái (do phì đại, xơ hóa hoặc bệnh màng ngoài tim) hoặc bít tắc van gây ra. Đợt khởi phát hoặc nặng lên của tăng áp lực nhĩ trái có thể dẫn đến phù phổi. Giảm oxy máu có thể do phù phổi hoặc luồng thông trong tim. Khó thở kịch phát ban đêm sẽ giảm nhẹ bằng cách ngồi hoặc đứng lên, triệu chứng này thường đặc hiệu hơn trong các bệnh tim.
§  Đau ngực: Đau ngực có thể xẩy ra do một bệnh phổi hoặc một bệnh xương, bệnh thực quản hoặc các bệnh đường tiêu hóa, kích thich rễ dây thàn kinh cổ ngực , hoặc do tình trạng lo lắng cũng như nhiều bệnh tim mạch gây nên. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ. Đau thường được mô tả là âm ỉ, nhức nhối hoặc như cảm giác ép vào, siết chặt, thắt chặt hoặc ngột ngạt hơn là đau như dao đâm hoặc co thắt lại, và nó thường được nhận thức như một cảm giác bứt rứt hơn là đau. Đau do thiếu máu cục bộ thường giảm đi trong vòng 30 phút, nhưng nó có thể kéo dài hơn.
§  Hồi hộp, choáng và ngất: Nhận thấy nhịp đập của tim có thể là hiện tượng bình thường hoặc có thể phản ánh tăng cung lượng tim hoặc tăng cung lượng nhát bóp tim ở những bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh ngoài tim (gắng sức, nhiễm độc giáp, thiếu máu, lo lắng...). Nó cũng có thể do các bệnh tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp (hở van tim, nhịp chậm) hoặc có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim. Ngoại tâm thu thất có thể được cảm thất như nhát đập ngoại lai hoặc nhát nhảy cóc. Tim nhanh kịch phát trên thất hoặc thất bệnh nhân có thể cảm thấy đập hoặc rung rất nhanh, đều hoặc không đều. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không thấy biểu hiện gì cả.
§  Phù: Sự tích lũy dịch dưới da xuất hiện đầu tiên ở chi dưới ở những bệnh nhân đi lại được hoặc ở vùng xương cùng của những người nằm liệt giường. Trong bệnh tim, phù do tăng áp lực nhĩ phải gây ra. Suy tim phải thường nhất là do suy tim trái mặc dù các dấu hiệu của suy tim phải có thẻ rõ rệt hơn. Các nguyên nhân do suy tim khác của phù gồm bệnh màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải và chứng tim phổi mạn. Phù cũng có thể do suy tĩnh mạch, hội chứng thận hư, xơ gan hoặc ứ dịch trước kỳ kinh nguyệt hoặc nó có thể tự phát. Suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng, và hầu như bao giờ cũng đi kèm với phù.
Nên phòng bệnh tim mạch từ tuổi 40
Coenzyme Q10 (CoQ10): là chất chống oxy hoá mạnh, có mặt nhiều trong tế bào tim, gan, não. Coenzyme Q-10 nội sinh giảm theo tuổi, đặc biệt giảm mạnh ở người sử dụng thuốc hạ mỡ máu. Coenzyme Q-10 tái tạo năng lượng cho tim hoạt động giúp tăng cung lượng tim, tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Khi còn trẻ, cơ thể tự sản xuất đủ CoQ10, khi về già, lượng CoQ10 dữ trữ cạn dần. Giảm CoQ10 bắt đầu ở độ tuổi 20, khi đến 40 tuổi nếu không bổ sung kịp thời thì các rối loạn xuất hiện mà không phải lúc nào cũng phát hiện được nguyên nhân. Duy trì ổn định CoQ10 luôn đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh cường tráng. Ở Nhật Bản, Bộ Y Tế đã ra khuyến cáo cần bổ sung CoQ10 từ hơn 20 năm nay. 

Thành phần và tác dụng của Bi-Q10
§  Vitamin E thiên nhiên: là một chất chống oxy hóa, chống lão hóa cực mạnh trong cơ thể giúp ngăn cản quá trình oxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào, khử các gốc tự do giúp bảo vệ tế bào, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch.
§  Thành phần Coenzyme Q-10: giúp tái tạo năng lượng cho tim hoạt động giúp tăng cung lượng tim, tăng lưu thông máu trong cơ thể khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim.
§  DHA/EPA (Hy-Concentrate: docosahexaenoic acid và eicosapentaenoic acid): là các acid béo chưa no thiết yếu, là chất dinh dưỡng rất quan trọng trong chức năng của não, võng mạc, tim mạch....Tăng trưởng và phát triển trí tuệ: DHA giúp phát triển não bộ thai nhi. Người cao tuổi cần bổ sung  EPA/DHA do bị thiếu hụt ở tuổi già gây ra thiếu tập trung, rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.
§  Flaxseed oil (dầu hạt lanh): được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, lo lắng, phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng âm đạo, khô mắt, xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch), huyết áp cao, bệnh tim , bệnh tiểu đường, và thiếu chú ý-rối loạn hiếu động thái quá (ADHD)....
§  Lecithin đậu nành: là sự kết hợp của phospholipid tự nhiên, nguồn cung cấp  choline cho tế bào trong cơ thể, thành phần chính của màng tế bào. Lecithin và cholin tăng trí nhớ và nhận thức của não, sức khỏe tim mạch, chức năng gan, sinh sản và phát triển của thai nhi, luyện tập thể chất và hiệu quả trong thể thao.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét