Bệnh thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp các mạch máu đến nuôi tim. Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không là câu hỏi của nhiều người. Đi tìm câu trả lời này chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về bệnh thiếu máu cơ tim là gì, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và bệnh có nguy hiểm không? Và có cách nào phòng ngừa và điều trị bệnh không? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim.
* Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc hẹp các mạch máu đến nuôi tim, khiến cho cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
* Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim
+ Xơ vữa động mạch vành: Xơ vữa động mạch vành là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim (chiếm 90%), nó làm hẹp các nhánh của động mạch vành – mạch máu đến nuôi cơ tim, khiến tim không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động.
Sự tích tụ cholesterol trong lòng mạch vành sẽ tạo ra các mảng xơ vữa, cản trở sự lưu thông của máu cung cấp tới cho cơ tim hoạt động. Theo thời gian, mảng xơ vữa này sẽ lớn dần lên và có thể bị nứt vỡ, gây tắc nghẽn động mạch vành nặng có thể dẫn đến cơ nhồi máu cơ tim cấp cần được xử trí cấp cứu.
+ Co thắt động mạch vành: Các cơ của động mạch vành tự nhiên xuất hiện những cơn thắt chặt tạm thời gọi là cơn co thắt động mạch vành. Điều này có thể làm thu hẹp và giảm hoặc thậm chí ngăn chặn toàn bộ lưu lượng máu đến một phần cơ tim; từ đó gây ra thiếu máu cơ tim cho dù trong lòng mạch không hề có mảng xơ vữa.
+ Cục máu đông: Cục máu đông xuất hiện thường do các mảng xơ vữa động mạch gây ra. Đây là một quá trình phức tạp, bắt nguồn bằng những phản ứng viêm lặng lẽ diễn ra trong lòng mạch vành. Quá trình viêm làm tổn thương thành động mạch vành và tạo điều kiện để cholesterol cũng như các chất thải lắng đọng lại thành cục máu đông; có thể dẫn đến đột ngột thiếu máu cục bộ cơ tim nặng.
Cũng có trường hợp cục máu đông từ xa di chuyển tới mạch vành gây bít tắc lòng mạch vành, xuất hiện biểu hiện của thiếu máu cơ tim.
+ Các nguyên nhân khác:
- Nguồn máu cung cấp thiếu oxy: thiếu máu, máu không giàu oxy.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu oxy cơ tim: nhịp tim, sức co bóp của cơ tim, hoạt động thể lực gắng sức, hút thuốc lá, stress,… làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim và ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu cơ tim.
- Nếu bạn là người ít vận động thể lực, bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), hay mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích thì bạn sẽ có nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim cao hơn so với người khác.
* Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim
Một số người bệnh thiếu máu cơ tim không hề gặp phải bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, trường hợp này còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Khi các động mạch tắc hẹp nhiều hơn và lượng máu nuôi tim suy giảm nghiêm trọng, bạn có thể trải qua một số các triệu chứng mà điển hình nhất là đau thắt ngực trái. Cơn đau thường lan sang cổ, hàm, vai và cánh tay trái, kèm theo đó là các biểu hiện khác như:
+ Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức
+ Mệt mỏi rã rời chân tay
+ Buồn nôn và ói mửa, buồn đi cầu, dấu hiệu gần giống như bị ngộ độc thực phẩm
+ Vã mồ hôi lạnh
+ Tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực
+ Chóng mặt, choáng váng
* Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không. Xin trả lời là có nguy hiểm nhưng không thiếu cách phòng ngừa và điều trị.
* Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nếu không điều trị tốt sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tử vong đột ngột do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
+ Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thay đổi lối sống, bỏ các thói quen có hại: bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
+ Tập thể dục đều đặn hàng ngày (ít nhất 4 ngày/tuần), mỗi ngày 30 – 60 phút, tập mức độ vừa theo khả năng gắng sức của cơ thể.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh: tránh các chất béo no, nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng, bơ, sữa béo; hạn chế ăn mặn… Khuyến khích chế độ ăn nhiều cá, nhiều rau quả…
+ Phát hiện và điều chỉnh tốt các bệnh kèm theo: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì…
+ Tránh các căng thẳng (stress), giữ thăng bằng và điều độ trong cuộc sống.
+ Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
Hiện nay, các nhà khoa học hãng Vitacare Pharma đã nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc của người Nhật đã sử dụng Nattokinase điều trị các bệnh lý tim mạch từ hơn 2000 năm trước. Với việc nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra 1 sản phẩm tốt nhất có phức hợp từ các enzyme Nattokinase, Co-Q10, Bromelain, Papain, Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed Ext (hạt dẻ ngựa) và Cranberry Ext... Tạo ra sản phẩm đặc biệt Bi-Cozyme có tác dụng:
✔ Giảm các triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim, giúp điều trị thiếu máu cơ tim,…
✔ Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch...
✔ Giúp điều trị cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì…
✔ Giúp điều trị xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
✔ Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
✔ Điều trị di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường...
✔ Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...
✔ Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch.
✔ Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép...
Bi-Cozyme có công dụng: (tham khảo: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não)
Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét