Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Cách phòng và tránh bệnh lý tim mạch người cao tuổi


Chủ đề: Cách phòng và tránh bệnh lý tim mạch người cao tuổi
Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Và như thường lệ mời quý vị đến với Đường tin.
Tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Mỗi năm các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200,000 người, chiếm ¼ tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam. Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là nguyên nhân làm gia tăng bệnh tật ở người cao tuổi nói chung và bệnh tim mạch nói riêng.
Kết quả của đợt khám, cấp phát thuốc miễn phí điều trị bệnh lý tim mạch Người cao tuổi (NCT) được Hội NCT một số tỉnh, thành phố phối hợp các Bệnh viện Đa khoa trên địa bàn tổ chức nhân Ngày Tim mạch Thế giới 29/9/2014 và Ngày Quốc tế NCT 1/10/2014 cho thấy: Khoảng 50-60% người được khám đều mắc bệnh cao huyết áp, bệnh về van tim và mạch vành. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch và THA là hai bệnh lý phổ biến nhất và tỷ lệ mắc hiện đang có chiều hướng gia tăng nhanh ở người cao tuổi. 
Bệnh về tim mạch gồm nhiều loại khác nhau như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh các van của tim, tai biến mạch máu não, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh,... trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là những trường hợp cấp cứu tối khẩn, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao. Do đó, các bác sỹ khuyến cáo, việc chẩn đoán chính xác, phát hiện và điều trị sớm là cách kiểm soát hiệu quả nhất đối với các bệnh lý tim mạch.
Để hiểu đúng bệnh và chữa đúng cách, mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp phần 2 của chương trình. 
Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Bệnh lý tim mạch luôn là nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sinh hoạt của mọi người, nhất là người cao tuổi. Trong đó nhồi máu cơ tim là nguy cơ tử vong cao, ai cũng hiểu được rằng đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Đúng như vậy, thưa quý vị!  Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể gây đột tử và là kẻ thù số 1 đối với quả tim của bạn. Vậy cách nào để phòng chống bệnh tim mạch và để ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người già? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi mời đến chương trình hai chuyên gia rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
bệnh lý tim mạch người cao tuổi
MC: Rất vui được gặp gỡ và trò chuyện với các bác sĩ. Trước hết xin hỏi BS chúng ta đều biết cơ thể người già bị rất dễ bị bệnh tật tấn công do sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, và theo thống kê của Đường Tin, thì có đến 50% người cao tuổi bị mắc bệnh lý tim mạch hoặc cao huyết áp tùy mức độ nặng nhẹ. Vậy trước tiên xin bác sĩ kể tên một số bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi?
Bệnh về tim mạch gồm nhiều loại khác nhau như tăng huyết áp (THA), bệnh động mạch vành, bệnh các van của tim, tai biến mạch máu não, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh,... trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là những trường hợp cấp cứu tối khẩn, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao.
Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp:
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch, khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.
Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:
+ Cao huyết áp
+ Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim
+ Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim
+ Cuối cùng là suy tim
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, bác sỹ có thể giải thích một cách rõ ràng hơn nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch ở người cao tuổi là gì? Và cơ chế bệnh sinh thường xảy ra như thế nào?
Những biến đổi ở hệ tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. Tình trạng rối loạn chuyển hóa và mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.
Nguyên nhân nào gây bệnh tim mạch ở người già:
Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi, gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.
Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp - một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tim bị dày lên, buộc lượng máu đến tim phải nhiều hơn, trong khi các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
Cơ chế bệnh sinh bệnh lý tim mạch người cao tuổi:
Lão hóa là quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Quá trình này khởi đầu ngay từ khi chúng ta được sinh ra và diễn tiến ngày một nhanh khi tuổi càng cao. Những biến đổi ở hệ tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. Tình trạng rối loạn chuyển hóa và mỡ máu cao là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.
Mạch máu ở người trẻ bình thường rất mềm mại và co bóp rất tốt, nhờ vậy tim sẽ đẩy máu đi khắp cơ thể và trở lại tim một cách dễ dàng. Ở người cao tuổi, mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra ở người cao tuổi, tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại.
Đầu tiên, những thay đổi này sẽ gây bệnh tăng huyết áp. Người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch.
Mạch máu bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi làm tim phải hoạt động nhiều hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là thành tim ngày càng dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, lượng máu lưu thông ít gây thiếu máu cơ tim, sau tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim.
Trong tim có các cơ quan rất nhỏ làm nhiệm vụ phát tín hiệu để tim co bóp. Bình thường, chúng hoạt động đều đặn và chặt chẽ, tạo ra nhịp tim rất đều. Ở người cao tuổi, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này, gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.
Cách phòng và tránh bệnh lý tim mạch người cao tuổi
MC: Là bệnh nguy hiểm đối với người già, vậy có dễ nhận biết những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch hay không? Và phương pháp chuẩn đoán bệnh như thế nào thưa bác sỹ?
1. Ngực khó chịu
2. Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày
3. Cơn đau lan đến cánh tay
4. Chóng mặt
5. Dễ dàng kiệt sức
6. Ngủ ngáy
7. Nhịp tim rối loạn
Phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch vành dựa trên bệnh sử của gia đình, các yếu tố nguy cơ của bạn, xét nghiệm thể chất và các kết quả xét nghiệm và thủ tục khác. Không có phươn pháp duy nhất nào có thể chẩn đoán bệnh tim mạch vành. Nếu bác sĩ nghĩ bạn mắc bệnh tim mạch vành, bác sĩ có thể thực hiện một hay nhiều phương pháp y tế để chẩn đoán chính xác hơn.
Bên cạnh các xét nghiệm máu và chụp X-quang, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tim có thể bao gồm:
Điện tâm đồ (ECG);
Máy theo dõi Holter;
Siêu âm tim;
Đặt ống thông tim;
Chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan);
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI).
MC: Cảm ơn bác sỹ, thưa Ths Bs Phan Đăng Bình, được biết Bs đã có thời gian làm nghiên cứu sinh ngành y tại Mỹ, vậy thì đối với bệnh lý tim mạch ở người già thì ở Mỹ có phương pháp chuẩn đoán gì khác và hiện đại hơn so với ở Việt Nam hay không?
Ở Mỹ cũng như Việt Nam thôi. Vì bây giờ các phương pháp mới Việt Nam cập nhật cũng rất nhanh. Tuy nhiên ở Mỹ người ta chú trọng đến việc phòng bệnh hơn. Bên Mỹ người ta thường đi khám sức khỏe định kỳ và uống thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe hàng ngày. Không giống như Việt Nam khi bị phát bệnh rồi mới đi khám thì khi đó bệnh đã nặng nên lại càng nặng hơn.
MC: Để khán giả có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý tim mạch ở người già và phương pháp phòng và điều trị, mời quý vị và các bạn đến với phần tiếp theo của chương trình: Hiểu đúng bệnh – Chữa đúng cách.
Tim là bộ phận chính trong hệ tim mạch. Đó là cơ đập có chức năng bơm máu liên tục cho toàn bộ cơ thể. Động mạch vành cung cấp dinh dưỡng cần thiết và oxy để tim hoạt động tốt. Hồng cầu, bạch cầu và các chất khác chảy vào tim và các bộ phận khác trong cơ thể. 
Thông thường, khi bạn còn trẻ các mạch máu trên cơ thể bạn sẽ có tính đàn hồi và co giãn, khi đó, tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng hơn cả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, điều này lại hoàn toàn ngược lại, càng lớn tuổi, mạch máu lại càng trở nên cứng, kém đàn hồi, chính vì thế mà tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến nảy sinh ra tình trạng xơ vữa động mạch làm cho thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại khiến huyết áp của người cao tuổi thường có huyết áp tâm thu (số trên) cao nhưng huyết áp tâm trương (số dưới) lại thấp, 2 con số này chênh lệch nhau nhiều dễ gây các bệnh tim mạch. 
Mạch máu bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi làm tim phải hoạt động nhiều hơn, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là thành tim ngày càng dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, lượng máu lưu thông ít gây thiếu máu cơ tim, sau tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim.
Cách phòng và tránh bệnh lý tim mạch người cao tuổi
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, qua đoạn tư liệu khoa học vừa rồi, có thể thấy bệnh lý tim mạch là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, và cũng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây nhồi máu cơ tim, nguyên nhân gây tử vong ở rất nhiều người. Vậy đối với các bệnh lý tim mạch ở người già, có phương pháp điều trị nào chung hay không thưa bác sỹ?
Hệ tuần hoàn ở người già kém hơn, các bệnh lý về mạch máu, huyết áp,... không chỉ do tuổi tác, tự phát, mà có thể còn do quá trình sống với nhiều thói quen không hợp lý khiến cho việc điều trị bệnh tim ở người già trở càng trở nên phức tạp.
+ Trong điều trị nội khoa: Dùng thuốc phải tránh sự tương kỵ giữa các loại thuốc. Tỷ lệ người lớn tuổi bị các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh lý phụ khoa như u phì đại lành tính tuyến tiền liệt,... lại cộng thêm các bệnh lý mãn tính do thoái hóa như xương khớp... vô cùng đau nhức.
Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc không chỉ yêu cầu phải cẩn thận để tránh tương tác thuốc, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với người già, bị nhiều bệnh cùng một lúc cũng tạo nên vòng xoắn bệnh lý, do đó, nếu không được chăm sóc phù hợp, sẽ không thể giữ được sức khỏe dài lâu.
+ Đối với điều trị ngoại khoa: Điều trị nội khoa đã phức tạp, nếu như người già bị bệnh tim, đặc biệt là bệnh tim mãn tính dẫn đến suy tim cần điều trị ngoại khoa thì lại phức tạp hơn rất nhiều lần.
Nếu cần phẫu thuật ngoại khoa, thì cần chọn giải pháp nào tối ưu nhất có thể, theo các tiêu chí:
Thời gian phẫu thuật: Người già là đối tượng có khả năng chịu đựng thấp hơn bình thường. Do đó, nếu phẫu thuật mổ hở, kéo dài, gây mê toàn thân và mất máu nhiều thì khó có thể chịu đựng được.
Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: Phương pháp phẫu thuật hiện đại, môi trường càng vô khuẩn, vết mổ nhỏ thì càng ít phải dùng kháng sinh dự phòng.
Thời gian phục hồi: Càng sớm càng tốt.
Do đó, điều trị bệnh tim với đối tượng người già đòi hỏi một giải pháp phù hợp.
MC: Là người đã nghiên cứu lâu năm với nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, và cũng là người từng có thời gian học hỏi y học tại nước ngoài, cụ thể là nước Mỹ, Ts. Phan Đăng Bình có thể cho biết trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng, có phương pháp điều trị nào tiên tiến và hiện đại hơn so với những phương pháp điều trị mà Việt Nam đang áp dụng hay không?
Hiện nay ở Mỹ người ta có phương pháp phòng bệnh từ thực phẩm chức năng. Trong đó phải kể đến thực phẩm chức năng Bi-Q10 của Mỹ.
bi-q10
Bi-Q10 - Hỗ Trợ Điều Trị
>> Bi-Q10 tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch và xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, giúp làm giảm cholesterol trong máu.
>> Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, nâng cao trí lực, dưỡng não.
>> Chống lão hóa, tăng cường miễn dịch miễn dịch, tốt cho mạch máu, da và mắt.
>> Hỗ trợ điều trị suy tim, thường dùng trong các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa
>> Bi-Q10 giúp tăng cường hô hấp tế bào cơ tim, làm tim khỏe, ngăn cản virut gây viêm tim. Bi-Q10 làm chậm quá trình phát triển thành bệnh AIDS ở người nhiễm HIV.
>> Chỉ định điều trị Bi-Q10 cho bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị cao mỡ máu, giúp giảm cholesterol máu (trong rối loạn lipid máu) do thiếu hụt Coenzym Q10.
>> Điều hòa huyết áp.
>> Chống ôxy hóa, chống lão hóa giúp cơ thể trẻ, khỏe, ngừa ung thư.
>> Phòng ngừa ngộ độc do tác động của các hóa chất trong môi trường sống.
>> Giải phóng năng lượng thừa, ngăn ngừa béo phì và tích mỡ có hại cho phủ tạng.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Q10 - Sức khỏe tim mạch cho mọi nhà
MC: Vâng vậy còn ý kiến của bác sỹ thì sao? Thạc sỹ Phan Đăng Bình vừa có nhắc đến hoạt chất Coenzym Q10, một hoạt chất rất tốt cho hệ tim mạch. Theo ý kiến chuyên môn của bác sỹ thì hiệu quả phòng chống bệnh tim mạch của hoạt chất này như thế nào? Có phù hợp với người già hay không? Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm có thành phần này, bác sỹ có lời khuyên gì dành cho khán giả để lựa chọn được sản phẩm tốt không?
Coenzyme Q-10 có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim. Việc bổ sung Coenzyme Q-10 ở các bệnh nhân đau thắt ngực được ổn định và các bệnh nhân suy tuần hoàn sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc tim khác, nghĩa là tăng dung nạp thuốc và giảm tần suất các cơn đau thắt ngực. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch điều trị bằng các thuốc giảm huyết áp, sử dụng thêm Coenzyme Q-10 sẽ làm giảm huyết áp động mạch tốt hơn khi sử dụng các thuốc hạ huyết áp đơn thuần. Ở các bệnh nhân bị bệnh nha chu và giảm nồng độ coenzym Q, sử dụng Coenzyme Q-10 với liều từ 60-120mg mỗi ngày, trong 3 đến 8 tuần sẽ có tác dụng giảm phù và chảy máu nướu răng.
Hoạt chất này phù hợp với mọi lứa tuổi đặc biệt là người già cần bổ sung.
Các bạn có thể tham khảo sản phẩm Bi-Q10 của Mỹ được BNC medipharm xin phép Bộ Y tế nhập khẩu và phân phối. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Vâng thưa quý vị và các bạn, như vậy trong trường hợp người bệnh muốn tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh, thì nên sử dụng thực phẩm chức năng có chứa các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên, vì thực phẩm chức năng không có tác dụng phụ, lại có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh rất tốt. Chúng ta tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Tây mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ vì có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Cuối cùng xin bác sỹ cho khán giả của chương trình lời khuyên gì cho người già trong chế độ ăn uống, sinh hoạt… để có thể phòng và chống bệnh lý tim mạch?
+ Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên quá cao, bám vào thành động mạch, lâu ngày làm cho lòng động mạch hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn máu đến nuôi tim, các bộ phận khác, gây nên bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, cần phải theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chế biến sạch sẽ, ăn ít chất béo và chất ngọt, nên ăn cá, thịt nạc, các loại rau củ quả... và các loại dầu thực vật tốt cho tim.
+ Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp: Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Nếu bị bệnh cao huyết áp cần có biện pháp chữa trị tốt.
+ Không hút thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy, không nên hút thuốc lá để tim mạch luôn khỏe mạnh.
Cách phòng và tránh bệnh lý tim mạch người cao tuổi
+ Phòng bệnh béo phì, giữ cân nặng đạt chuẩn: Những người bị bệnh béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc nhiều hơn để nuôi khối tế bào to lớn của cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu. Vì vậy, để phòng bệnh tim cần thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập giúp giữ cân nặng đạt chuẩn, tránh bệnh béo phì.
+ Luyện tập thể dục thể thao điều độ: Luyện tập thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp, tim mạch, giúp tim co bóp tốt hơn. Nên chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe của mỗi người và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
+ Tăng cường giấc ngủ, giảm căng thẳng: Thiếu ngủ có thể gây nên các bệnh về tim mạch, bao gồm huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường và suy tim. Do đó nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Căng thẳng là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim và một số bệnh tim mạch khác. Việc duy trì cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất là biện pháp quan trọng để phòng chống các bệnh tim mạch.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, hàm lượng đường trong máu, phòng và điều trị các bệnh có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch là biện pháp hữu hiệu để phòng chống các bệnh tim mạch.
Ngoài ra nên kết hợp bổ sung thêm những sản phẩm có chứa hoạt chất tốt cho tim mạch như Bi-Q10.
Vâng, những kiến thức hữu ích vừa rồi đã giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ trái tim, phòng tránh được những bệnh lý tim mạch nguy hiểm cho cơ thể, nhất là những người cao tuổi. Một lần nữa xin cảm ơn chia sẻ của các bác sĩ đã tham gia chương trình hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét