Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì tốt nhất


Tai biến mạch máu não là 1 căn bệnh nguy hiểm. Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì tốt nhất là câu hỏi của nhiều người. Người bị tai biến mạch máu não nên biết cách chọn các món ăn có lợi giúp cho bệnh không nặng thêm đồng thời nâng cao sức khỏe để phòng chống bệnh tật. Vậy các món ăn ấy như thế nào, có dễ tìm hay không. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về các món ăn dành cho người bị tai biến mạch máu não. Người bệnh tai biến mạch máu não cần được ăn thức ăn ninh nhừ, cắt nhỏ, băm nhuyễn để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ. Dưới đây là danh sách các món ăn tốt cho người bị bệnh tai biến:
Có thể bạn quan tâm:
Người bị tai biến mạch máu não nên ăn gì
1. Dùng 50g con trai, 50g con hàu, cho 100g gạo tẻ vào nước trai, hàu nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần. Điều trị có hiệu quả chứng huyết áp tăng tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh. Chú ý những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
2. Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng.
3. Nhân quả đào 12g, thảo quyết minh 12g, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp, tắc mạch máu não. Muốn sử dụng bài này cần được khám và chẩn đoán đầy đủ. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
4. Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15g, gừng tươi 15g, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn 1 lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả, những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng, khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.
5. Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g, sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những người mắc bệnh chứng hư hàn, ỉa lỏng không được dùng bài thuốc này.
6.  Thiên ma 100g, não lợn một bộ làm sạch cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não.
7. Vừng đen hòa với đường: Mỗi lần dùng 2 thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, uống với nước sôi, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.
8. Hoàng kỳ nấu đại táo: Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
9. Thiên ma hấp óc lợn: Món ăn này có tác dụng trừ phong khai huyết, thông kinh lạc, sinh huyết. Bài thuốc này thường dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực rất tốt cho những người sau tai biến mạch máu não.
10. Vừng đen hòa đường: Kinh nghiệm dân gian dùng bài thuốc này chữa bán thân bất toại, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, giúp phục hồi những di chứng của bệnh nhân sau tai biến. Tuy nhiên không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não. Vừng đen 2 thìa, rang chín, hòa với ít đường trắng quấy đều, cho thêm nước sôi vào để uống.
11. Móng giò lợn, sơn tra: Móng giò bổ thận tinh, mạnh gân cốt, sơn tra không chỉ tiêu hóa thịt (tiêu thực), còn tán ứ huyết. 2 vị hợp lại tác dụng trị huyết áp cao, di chứng tai biến mạch máu não và bán thân bất toại. Móng giò rửa sạch, thái nhỏ xào cùng gia vị, đổ ngập nước cho sơn tra vào hầm 2 giờ, chín nhừ, chia vài lần ăn trong ngày.
12. Nước ép trái lê: Với kinh nghiệm của dân gian thì bài thuốc này có tác dụng chữa trị di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, giúp sinh huyết, khai thông đường mạch. Bài thuốc này rất dễ chế biến, chỉ cần dùng 100ml nước ép lê trộn với 100ml sữa tươi hấp cách thủy cho bệnh nhân uống hàng ngày.
nước ép lê
Với chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh, thì trong chế độ ăn uống cũng cần tránh một số thực phẩm làm tăng nguy cơ gây bệnh. Người bị tai biến mạch máu não cần kiêng ăn một số loại thực phẩm bao gồm:
Hạn chế sử dụng muối: muối là một gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn, nên khi sử dụng muối cho người bệnh cần phải cẩn thận vì muối hấp thu nước trong máu gây nên tình trạng tăng huyết áp. Vì vậy, nên không sử dụng muối hoặc chỉ một lượng rất nhỏ khi chế biến thức ăn.
muối
Chất kích thích và chất béo động vật: nên hạn chế hoặc từ bỏ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc là, thực phẩm cay nóng... chúng là những chất làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị. Vì vậy để có được kết quả điều trị tốt, nên từ bỏ hoặc hạn chế tối đa các chất này.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý hay không cũng cần phải tùy vào thể trạng và tình trạng của người bệnh. Với người bệnh bị hạn chế hoạt động thì lượng thức ăn cung cấp nên ít hơn người bệnh vẫn có thể hoạt động được. Ngoài việc duy trì chế độ ăn lành mạnh, những hoạt động nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi hớp lý sẽ giúp phòng tránh những tác nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh tai biến mạch máu não. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét