Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não - Phần 2


MC: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não? Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc căn bệnh này thưa ông?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim:
Nguyên nhân chính gây bệnh là do xơ vữa động mạch vành tim. Khi có một mảng xơ vữa ở động mạch vành bị nứt vỡ, nó sẽ thu hút các tiểu cầu bám dính xung quanh nó, làm hình thành nên cục máu đông gây tắc mạch.
Ngoài ra bệnh này cũng có thể là một biến chứng của thủ thuật can thiệp động mạch vành qua da (PCI) hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành gây nên. Huyết khối hình thành ngay tại vị trí đặt stent mạch vành cũng là một nguyên nhân gây ra cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Có 6 nhóm đối tượng nguy cơ chính đã được chứng minh là có nguy cơ cao phát triển bệnh xơ vữa động mạch vành và dễ gặp phải cơn đau tim cấp đó là: những người bị tăng cholesterol máu, người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sử dụng thuốc lá, giới tính nam và tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch vành.
Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não
Một số yếu tố có thể dẫn đến tắc nghẽn trong các động mạch vành là:
Cholesterol xấu: Cholesterol xấu, còn được gọi là lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn trong động mạch. Cholesterol là một chất không màu được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn vào và cũng một phần do cơ thể chúng ta cũng tự sản sinh ra .
Không phải tất cả cholesterol đều xấu, nhưng LDL-C có thể dính vào thành động mạch và tạo ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa là một chất cứng ngăn chặn lưu lượng máu trong động mạch. Khi mảng xơ vữa có hiện tượng nứt vỡ, các tiểu cầu trong máu kéo đến tác dụng hình thành cục máu đông, gây hẹp và tắc nghẽn lòng mạch.
Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa cũng có thể góp phần vào sự tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch vành. Chất béo bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong thịt và các sản phẩm từ sữa, bao gồm thịt bò, bơ và phô mai. Những chất béo này có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch qua sự tăng lượng cholesterol xấu trong máu và giảm lượng cholesterol tốt.
Chất béo chuyển hóa: Một loại chất béo khác góp phần vào làm tắc nghẽn động mạch là chất béo chuyển hóa, hoặc chất béo hydro hóa. Chất béo chuyển hóa thường được sản xuất nhân tạo và có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến. Chất béo chuyển hóa thường được liệt kê trên nhãn thực phẩm là dầu hydro hóa hoặc dầu hydro hóa một phần.
+ Các đối tượng dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim:
Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng nhiều. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim.
Béo phì: Béo phì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim, nó đã trở thành căn bệnh chứ không phải là thừa cân nữa, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh béo phì. Trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm. Người béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 40 % so với những người bình thường.
Đái tháo đường: Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.
Hút thuốc lá: Thuốc lá là kẻ thù số 1 của tim mạch, “kẻ sát nhân” lạnh lùng, chất Nicotin trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Theo thống kê thì có 67,5 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim nghiện thuốc lá.
Các bệnh tim mạch khác: Không chỉ bệnh mạch vành, mà tất cả các bệnh tim mạch khác đều có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim. Bởi vậy, nếu bạn có mắc các bệnh tim mạch như bệnh tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim,.., hãy cẩn trọng, chúng đều có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch vành và dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp.
Sau đây là một số nguyên nhân ít phổ biến hơn mà mọi người thường vô tình bỏ xót:
Những đối tượng lạm dụng ma túy: Các chất kích thích như cocain, amphetamin (methamphetamines) và methamphetamin (crystal meth) có thể làm cho động mạch vành bị hẹp lại, hạn chế cung cấp máu và kích hoạt cơn đau tim.
Các cơn đau tim do sử dụng cocain là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Máu thiếu oxy: Nếu lượng oxy trong máu giảm do ngộ độc carbon monoxide hoặc chức năng hô hấp không bình thường làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy ở phổi. Điều này sẽ dẫn đến cơ tim bị tổn thương và gây ra cơn đau tim.
Ngoài ra, tình trạng stress, lười vận động, sử dụng vitamin kéo dài…cũng là tác nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim gần hơn.
Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não
+ Nguyên nhân tai biến mạch máu não:
Có các  nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não:
Tắt mạch máu não: các mãng xơ mỡ động mạch trong lòng mạch máu càng dày khiến lòng mạch càng hẹp dẫn đến máu không thể lưu thông tốt, máu lên não gây tai biến.
Vỡ mạch máu não: Cao huyết áp là nguyên nhân trọng yếu, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Cao huyết áp tạo áp lực lớn lên thành mạch, khi lực này vượt ngưỡng chịu đựng sẽ khiến động mạch não vốn đã bị xơ cứng, ít đàn hồi bị vỡ gây tai biến.
Lấp mạch: Các bệnh về tim như tim to, hẹp van tim, rung nhĩ hay loạn nhịp… đều làm máu lưu thông kém, gây tích tụ máu thành những huyết khối. Một khi cục máu đông di chuyển lên vùng động mạch não nhỏ hơn kích thước của nó, gây lấp mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não.
Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ gây TBMMN. Đây cũng là nguyên nhân của các bệnh dạ dày, phổi.
+ Các đối tượng dễ mắc tai biến mạch máu não:
- Người bệnh bị tăng huyết áp.
- Người mắc bệnh tim mạch như bệnh của van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh rung nhĩ, bệnh động mạch vành, bệnh suy tim, dày thất trái…
- Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng cholesterol máu.
- Người bị bệnh đái tháo đường.
- Biến chứng do dùng một số thuốc như nhóm thuốc corticoide, thuốc lợi tiểu, thuốc ngừa thai…
- Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu – bia, ăn mặn, người thừa cân béo phì.
Bây giờ là câu hỏi tương tác số 1:
Câu hỏi 1: Nguyên nhân chính nào là điểm chung gây nên tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim?
A, Huyết áp cao
B, Xơ vữa mạch
C, Cục máu đông
D, Tất cả các đáp án trên      
MC: Thưa bác sĩ, tôi được biết nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là những căn bệnh cần phải cấp cứu kịp thời, nếu không bệnh nhân  tử vong rất nhanh. Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu nào cho thấy một người bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não? Lúc đó chúng ta nên xử trí thế nào?
+ Dấu hiệu nhồi máu cơ tim:
Theo một nghiên cứu do Đại học Arkansas, Hoa Kỳ thực hiện, 95% số người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có dấu hiệu trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng nhưng lại chủ quan, bỏ mặc hoặc có thể chính bản thân họ cũng không biết rõ đây là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy đến. Nếu bạn cũng là một người ít chú tâm đến việc tìm hiểu các triệu chứng của bệnh này, hãy tìm hiểu nó ngay hôm nay bởi những kiến thức này chắc chắn sẽ khiến bạn gặp nhiều may mắn hơn so với những người khác. Dưới đây là một số các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim:
Đau thắt ngực: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, một số người sẽ có cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực hoặc có bàn tay của ai đó bóp chặt lấy tim, trong khi một số khác lại cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm… Đa phần, cơn đau sẽ xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, có thể lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong khoảng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.
Mệt mỏi: 100% người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện.
Khó thở: có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.
Buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, ợ nóng: Các triệu chứng này xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
Bên cạnh các triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như:
Chóng mặt, choáng váng
Cảm giác muốn đi đại tiện
Toát mồ hôi lạnh
Vã mồ hôi
Lo lắng quá mức…
Cách xử trí trong nhồi máu cơ tim:
Dưới đây là cách sơ cứu nhồi máu cơ tim đơn giản mà ai cũng nên biết:
Đối với bản thân người bệnh:
Phải dừng ngay mọi công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi (co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất).
Buông lỏng phần vai và hai cánh tay, nhắm mắtt lại và hít thở nhẹ nhàng bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để tránh bị căng thẳng và tim bị mệt.
Uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ. Trong trường hợp có sẵn thuốc mang theo bên người, nên dùng ngay viên ngậm dưới lưỡi Nitroglycerin hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần Nitroglycerin dạng xịt trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ có thể dùng thêm một liều nữa.
Nếu bệnh nhân được bác sĩ cho uống aspirin (một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu), người bệnh có thể nhai luôn một viên Aspirin hoặc uống dạng sủi để phòng cục máu đông và nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị ngay, không nên để quá 15 phút.
Nhờ người gọi xe cấp cứu hoặc nhờ họ đưa bạn đến bệnh viện gần nhất.
Ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não
Đối với người thân của bệnh nhân:
Khi quan sát thấy người bệnh có những dấu hiệu nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu và khẩn trương đưa bệnh nhân đến BV càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu đến, người nhà cần tiến hành sơ cứu như sau:
- Nếu quan sát thấy người bệnh còn tỉnh, hãy để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng, trấn an nhẹ nhàng, tránh nói to hay hỏi quá nhiều vì điều này có thể làm cho người bệnh cảm thấy căng thẳng.
Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.
- Nếu người bệnh đã bất tỉnh, có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái của người bệnh Sau đó chồng 2 bàn tay lên và đặt trước tim (khoảng giữa 2 núm vú - khoang liên sườn 4 – 5 bên trái), dùng toàn lực ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 60 lần/phút để tăng co bóp tim.
Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, kiểm tra dị vật trong miệng, rồi kê cao cổ để đầu hơi ngửa ra phía sau. Sau đó bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.
+ Dấu hiệu tai biến mạch máu não:
Khuôn mặt buồn rầu, mặt bị méo một bên: Dấu hiệu tai biến thể hiện trên khuôn mặt của bệnh nhân trước khi tai biến di n ra. Lượng oxy trong máu cung cấp cho não bộ giảm dần đã gây tổn thương thần kinh tác động đến cơ mặt. Khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc một nửa khuôn mặt bị tê liệt, không cử động được. Nếu nghi ngờ bệnh nhân sắp bị đột quỵ hãy yêu cầu bệnh nhận cười, nếu thấy nụ cười bị lõm một phần, một bên mặt xệ xuống thì đó là dấu hiệu tai biến.
Khả năng cử động của cánh tay giảm dần: Lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là cánh tay. Người bệnh sẽ cảm thấy cánh tay tê dại, cử động khó rồi dần dần không thể cử động được. Dấu hiệu tai biến ở cánh tay dễ phát hiện nhất khi bạn yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, một bên tay sẽ không thể giơ lên được hoặc rũ thõng xuống.
Thị lực giảm dần: Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Vì thế người bệnh cần chủ động ghi nhớ dấu hiệu tai biến này và báo ngay cho người nhà khi có sự khác thường. Nguyên nhân là thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.
Nói lắp: Trước khi xảy ra tai biến sẽ xuất hiện những cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu cho một phần của não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
Một phần cơ thể yếu đi, không cử động được: Sau khi bị tê liệt một cánh tay, người bệnh có thể bị tê liệt một phần cơ thể, thậm chí là nửa người. Một số bộ phận cử động khó hoặc dù đã cố điều khiển nhưng không cử động được. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến liệt mãi mãi nếu không được uống thuốc hay đưa đến bệnh viện kịp thời.
Hoa mắt, chóng mặt: Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng là biểu hiện của việc thiếu máu não. Đây là dấu hiệu tai biến rất phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp.
Dáng đi bất thường: Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà bệnh nhân có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó. Nếu trước đó bệnh nhân vẫn đi lại bình thường thì chắc chắn lượng máu lên não đang giảm nhanh chóng. Còn nếu bệnh nhân đã gặp khó khăn trong việc di chuyển từ trước thì cần theo dõi thật kỹ xem có phải mức độ ảnh hưởng đang tăng dần không.
Đau đầu: Thiếu oxy lên não sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ đội, đau theo cơn. Thậm chí có bệnh nhân còn có cảm giác muốn nổ tung đầu. Mức độ đau càng ngày càng khốc liệt hơn. Nếu gặp dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay, nếu không sẽ có khả năng dẫn đến biến chứng chết não.
Nấc cụt: Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mà ít người phát hiện ra đó chính là nấc cụt. Nhiều người đột nhiên bị nấc cho rằng đó chỉ là những đợt nấc thông thường, dẫn đến chủ quan. Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ.
Khó thở: Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh.Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó gọi là tình trạng “tai biến mạch máu não thoảng qua”, là “đám mây đen” cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến.
Cách xử trí khi bị tai biến mạch máu não:
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu bạn có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, cũng có thể giúp chúng ta được:
1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.
MC: Thưa PGS TS Cảnh, tôi được biết, trong y học cổ truyền có nhiều bài thuốc được cho là có thể điều trị ngay tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ví dụ như an cung ngưu hoàng hoàn. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng có thể khiến bệnh nhân nguy kịch. Theo quan điểm của y học cổ truyền, hiện nay trên thị trường có nhiều loại quảng bá an cung ngưu hoàng hoàn, các men chiết xuất từ đậu tương, quả dứa, quả đu đủ và con tằm…có tác dụng với 2 bệnh này hay không? Nhiều người dùng thuốc này như một cách dự phòng tai biến có đúng hay không? Ở cấp cứu A9 BV BM thấy có mấy trường hợp ngộ độc kim loại nặng khi uống an cung phòng và chữa đột quỵ thì BS có lời khuyên nên sử dụng loại thực phẩm chức năng nào an toàn?
Trường hợp dùng an cung ngưu hoàn để phòng ngừa nhiều tháng mới dùng 1 viên là không đúng. Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh lâu dài và đến lúc phát hiện thì bệnh đã nặng rồi. Việc phòng ngừa tai biến mạch máu não phải lâu dài và hàng ngày. Các bạn nên dùng các sản phẩm có các men chiết xuất từ đậu tương, quả dứa, quả đu đủ và con tằm… sẽ an toàn và tốt hơn. Một trong những sản phẩm các bạn nên tham khảo là Bi-Cozyme của Mỹ.
Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ với sự phối hợp toàn diện giữa Co-enzyme Q10 giúp tim khoẻ mạnh, khử các gốc tự do làm giảm tổn thương và xơ vữa động mạch cùng 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu các mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng, đặc biêt sự góp mặt của phức hợp Rutin, Horse Chestnut và Salicin giúp trẻ hoá và mềm mại mạch máu, tăng sức bền thành mạch và làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa hình thành cục máu đông, tắc mạch giúp phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả. 
Bi-Cozyme

Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp hữu hiệu, xua tan thiểu năng mạch vành, mạch máu não, nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét