Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Định nghĩa tăng huyết áp và các chỉ số chuẩn đoán bệnh


Huyết áp là lực đẩy của máu lên thành mạch máu. Huyết áp chúng ta nghe nhiều có người bị cao huyết áp, có người lại bị huyết áp thấp. Vì đâu mà chúng ta lại kết luận như vậy. Và như thế nào được gọi là cao huyết áp, như thế nào gọi là huyết áp thấp? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về định nghĩa tăng huyết áp và cách phòng và điều trị bệnh.
1. Định nghĩa tăng huyết áp
Một người được xác định là bị tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương  ≥ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc điều trị để hạ huyết áp.
Bệnh tăng huyết áp còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là huyết áp động mạch tăng cao (có thể là tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương hoặc tăng cả hai); kèm theo bệnh nhân thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi; thời kỳ muộn sẽ có biểu hiện lâm sàng tổn thương thận, tim và não...
Bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng 2 -3 lần khác nhau, mỗi lần khám được đo huyết áp ít nhất 2 lần, nghỉ ngơi trước khi đo 5 phút mà phát hiện có trị số huyết áp ≥ 140/90mmHg thì được chẩn đoán là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp phân thành hai loại là tăng huyết áp nguyên phát (bệnh tăng huyết áp) và tăng huyết áp thứ phát (do một nguyên nhân bệnh nào đó gây nên tăng huyết áp, còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng). Tăng huyết áp thứ phát chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong số bệnh nhân có tăng huyết áp.
Tỷ lệ phát bệnh cao, có quan hệ chặt chẽ đến tuổi, nghề nghiệp, gia tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 8 - 18% dân số thế giới. Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch (2008), tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% ở những người ≥ 25 tuổi.
Định nghĩa tăng huyết áp
2. Huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Huyết áp có 2 trị số bao gồm: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Người ta căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường. Theo đó.
+ Đối với người lớn:
Khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì được coi là huyết áp cao.
Khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg được xem là huyết áp thấp hay tụt huyết áp.
Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
Còn nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
+ Đối với trẻ em:
Bạn nên biết rằng huyết áp sẽ tăng dần khi lớn lên. Đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, thường sẽ không gặp phải những vấn đề về huyết áp nên bác sĩ sẽ không kiểm tra chỉ số này.
Với trẻ em, muốn xác định được mức huyết áp, bác sĩ cần căn cứ vào chỉ số cân nặng, chiều cao và độ tuổi. Nếu chỉ số huyết áp của trẻ cao hơn so với 90% trẻ cùng độ tuổi với chiều cao, cân nặng tương tự thì được xem là tiền cao huyết áp. Nếu con số này cao hơn 95% thì được coi là cao huyết áp.
+ Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?
Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động).
Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:
Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh
+ Yếu tố tinh thần: Hoạt động tình chí là những phản ánh không giống nhau của cơ thể con người đối với sự vật khách quan. Y học cổ truyền cho rằng hoạt động tình chí gồm bảy loại là hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Trong tình huống bình thường thì hoạt động tình chí là các trạng thái tinh thần của cơ thể và những biểu hiện sinh lý, nói chung là không gây nên bệnh. Chỉ khi kích thích tình chí đột ngột, mạnh mẽ, kéo dài, vượt quá phạm vi hoạt động sinh lý bình thường thì sẽ gây nên rối loạn vận hành của khí, khí huyết âm dương tạng phủ thất điều mới có thể phát bệnh. Rối loạn tình chí trong bệnh tăng huyết áp thường gặp là do tình chí không thoải mái, hay lo lắng, cáu giận làm cho can khí không thư thái, uất lại mà hóa nhiệt, tổn thương can âm, can dương thăng vượng mà gây nên mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, chóng mặt…
+ Yếu tố ăn uống: Thói quen hay ăn nhiều chất béo, ngọt hoặc uống quá nhiều bia, rượu làm tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận làm thấp trọc nội sinh, hóa đàm hóa hỏa, đàm trọc nhiễu loạn phía trên gây trệ tắc kinh mạch gây nên bệnh.
+ Yếu tố lao động thể dục: Lao động quá sức, dục vọng quá nhiều làm hao thương khí âm hoặc tuổi cao, thận hao hư, âm tinh bất túc làm thủy không hàm mộc gây âm hư dương cang, nội phong nhiễu loạn gây nên bệnh.
4. Yếu tố nào gây ảnh hưởng tới huyết áp?
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm:
Nhịp tim, lực co tim: Như đã nói ở trê, huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim. Bởi vậy khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp sẽ tăng. Còn khi đập chậm, lực co tim giảm huyết áp cũng sẽ giảm.
Khối lượng máu: Khối lượng máu sẽ giảm khi mất mãu, điều đó sẽ làm huyết áp giảm.
Sức cản của mạch máu: Khi lòng mạch hẹp lại do thành máu bị xơ vữa sẽ làm tăng huyết áp. Đặc biệt đối với người già, thành mạch kém đàn hồi sẽ là nguyên nhân chính gây nên bệnh cao huyết áp.
Định nghĩa tăng huyết áp và các chỉ số chuẩn đoán bệnh
5. Làm thế nào để duy trì huyết áp bình thường?
Khi huyết áp không ổn định, quá cao hoặc quá thấp đều gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Để duy trì huyết áp ổn định, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
+ Tập thể dục đều đặn, vừa sức:
Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 - 40 phút tập luyện những môn thể thao phù hợp với sức khỏe như: Yoga, bơi lội, chạy bộ, đạp xe... Nếu duy trì đều đặn, bạn sẽ có được thân hình săn chắc, kiểm soát tốt được trọng lượng cơ thể giúp cho huyết áp ôn định hơn.
+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:
Chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng dẫn tới ảnh hưởng cả về huyết áp. Duy trì chế độ ăn đủ chất, hạn chế chất béo, dầu mỡ hay hạn chế ăn mặn sẽ cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những thực phẩm chứa nhiều canxi, potassium hoặc vitamin A,C,D. Những chất này có chủ yếu trong sữa, thịt, cá, các loại đậu, rau củ quả. Chính những thực phẩm này sẽ giúp giữ cho huyết áp của bạn ở mức bình thường.
+ Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định:
Buồn phiền, lo lắng hay thường xuyên tức giận sẽ khiến cho tim mạch bị tác động không tốt, điều này liên đới khiến huyết áp tăng cao. Tốt hơn hết, bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ để hạn chế ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
+ Thường xuyên theo dõi huyết áp ngay tại nhà:
Để phát hiện kịp thời khi huyết áp cao hoặc thấp và áp dụng các biện pháp xử lý nhanh nhất thì bạn cần phải học cách theo dõi huyết áp ngay tại nhà.
+ Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bi-Cozyme hàng ngày giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả.
Bi-Cozyme là sự kết hợp của Co-enzyme Q10 với 8 loại phức hợp và enzymes khác như Nattokinase, Bromelain, Papain,  Serrapeptase, phức hợp Rutin Complex, White Willow Bark Ext., Horse Chestnut Seed  Ext (hạt rẽ ngựa) và Cranberry Ext...
Bi-Cozyme đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mô bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.
Bi-Cozyme là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tìm kiếm các sản phẩm giúp điều hoà huyết áp, phòng chống đột quỵ, tai biến mạnh não và nâng cao sức khoẻ tim mạch; là một sự kết hợp độc đáo của các enzym có phổ rộng trên toàn hệ thống cơ thể. Các enzym này tham gia vào hầu hết mọi hoạt trao đổi chất trong cơ thể để hỗ trợ cho 4 chức năng cơ bản của sức khỏe: tuần hoàn, dinh dưỡng, tiêu hóa và miễn dịch.
Bi-Cozyme bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hoạt chất chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng trong Bi-Cozyme được gọi là "thuốc aspirin tự nhiên" giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông mà không ảnh hưởng đến cơ chế đông  máu sinh lý của cơ thể, giúp chống tắc mạch, cải thiện bệnh lý tim mạch và đột quỵ một cách hiệu quả lâu dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như sử dụng aspirin hoặc Plavix (Clopidogrel) trong điều trị cao HA, phòng chống tắc mạch sau đặt Stent, can thiêp tim mạch.... 
Bi-Cozyme
Công dụng Bi-Cozyme:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch…
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim.
>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...
>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Đối tượng sử dụng: Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu định nghĩa tăng huyết áp là gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét