Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim


Bạn bị tim đập nhanh, bạn chưa biết nên làm gì. Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim là câu hỏi của nhiều người. Tim đập nhanh có thể gây ra cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực và khó thở. Nếu đây chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể như vừa vận động mạnh hay căng thẳng, hồi hộp, thì hoàn toàn không phải điều trị. Tuy nhiên, khi trái tim của bạn đập nhanh một cách thường xuyên và liên tục thì nó lại là biểu hiện bệnh lý về tim mạch. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng tim đập nhanh và biết cách làm thế nào để giảm khi tim đập nhanh.
Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim
* Tim đập nhanh là gì?
Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập lớn hơn 100 nhịp/phút. Khi tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc máu tống ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, trong khi máu đi nuôi cơ thể quá nghèo nàn. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.
* Các nguyên nhân gây ra tim đập nhanh
- Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ, van tim không làm đúng chức năng, lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.
- Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim, viêm cơ tim, mắc bệnh tim vành, bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.
- Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim, mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, rối loạn máu, ví dụ như máu đông.
- Khuyết tật buồng tim trên, từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần, chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.
- Mất cân bằng điện giải, mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.
Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:
Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim
- Thiếu vitamin, thiếu máu sử dụng một số thuốc chữa bệnh.
- Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều, quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, nhiễm trùng, sốt cao.
- Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá... Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.
* Khi tim đập nhanh nên làm gì?
+ Nghiệm pháp Valsalva: Đây là kỹ thuật tây y thường dùng trong các trường hợp chẩn đoán hay điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho ra hơi). Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, bạn nên được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và nó cũng không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim
+ Ổn định nhịp tim bằng cách thư giãn: Khi rối loạn nhịp tim nhanh là trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Làm người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn nữa. Do vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp của tim đập nhanh. Thư giãn giúp giảm căng thẳng và ổn định nhịp tim.
+ Ho mạnh giúp nhịp tim trở lại bình thường: Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Đó là trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.
+ Cung cấp đủ nước giúp ổn định nhịp tim: Có tới 70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp bạn duy trì được nhịp đập trái tim ổn định. Ngoài phần nước cơ thể hấp thu từ thức ăn, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít, tương đương 5 – 7 ly nước.
Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim
+ Giảm tim đập nhanh nhờ ăn uống: Chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nhịp tim mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm bạn nên bổ sung như ở trên chúng ta cũng cần biết tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, thực phẩm giàu caffeine…
+ Làm chậm nhịp tim khi rửa mặt bằng nước lạnh: Tát nước lạnh lên mặt làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường hơn.
+ Tập thể dục đều đặn giúp duy trì nhịp đập trái tim: Nhiều quan niệm cho rằng khi tim đập nhanh là đang làm việc quá sức vì vậy không nên tập thể dục vận động khiến tim làm việc mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, vì trái tim cũng như cơ bắp vậy, tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.
Khi tim đập nhanh nên làm gì để giảm nhịp tim
+ Thực phẩm chức năng giúp kiểm soát nhịp tim nhanh: Bạn bắt buộc phải sử dụng các sản phẩm do bác sỹ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh bệnh lý để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Một số nhóm thuốc chính thường được các bác sỹ lựa chọn là thuốc chống loạn nhịp (Cordarone), thuốc chẹn kênh calci (Adalat), thuốc chẹn beta giao cảm (Sectral), thuốc chống đông (Aspirin)… Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, do một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.
Hiện nay công nghệ đã phát triển hơn bào chế được thực phẩm chức năng giúp điều hòa nhịp tim như Bi-Q10, Bi-Cozyme.
Các bạn có thể tham khảo trực tiếp 2 sản phẩm tại:
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi khi tim đập nhanh nên làm gì. Bạn nên áp dụng các cách trên giúp giảm nhịp tim. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét