Cao huyết áp (tăng huyết áp) được gọi là "kẻ sát nhân thầm lặng.” Điều này là do hầu hết thời gian nó không gây ra các triệu chứng. Trên thực tế, rất nhiều người không biết bị cao huyết áp cho đến khi các vấn đề khác phát triển. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu Dấu hiệu của bệnh cao huyết áp
Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mm thủy ngân. Đây được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí họ còn không biết mình bị bệnh. Nhiều người thậm chí huyết áp đến 250/100mm thủy ngân nhưng không hề có triệu chứng. Và điều này là rất nguy hiểm bởi huyết áp có thể tăng bất cứ lúc nào, có thể gây tai biến đột quỵ đe dọa tính mạng người bệnh.
Các loại cao huyết áp
- Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh).
- Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra).
- Cao huyết áp tâm thu.
- Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật).
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Nguyên nhân của THA có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp THA cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: THA ở tuổi trẻ (<30 tuổi), THA kháng trị, THA tiến triển hoặc ác tính.
Một số triệu chứng điển hình của tăng huyết áp
Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và Huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:
Huyết áp tối ưu |
Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg |
Huyết áp bình thường |
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg |
Tăng huyết áp độ 1 |
Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg |
Tăng huyết áp độ 2 |
Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg |
Tăng huyết áp độ 3 |
Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc |
Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg |
Vì sao tăng huyết áp nguy hiểm, dễ tai biến đột quỵ?
Bệnh tăng huyết áp nguy hiểm bởi nếu lơ là, không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng: Đau tim, đột quỵ do xơ cứng và xơ vữa động mạch), chứng phình động mạch. Ngoài ra, huyết áp cao dễ “tấn công” những đối tượng đặc thù:
- Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp đi cùng với tuổi, đặc biệt ở người từ 45 tuổi trở lên.
- Tiền sử gia đình: nguy cơ mắc tăng huyết áp tăng cao nếu trong gia đình bạn cũng có người bị tăng huyết áp.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng càng cao thì bạn cần nhiều máu hơn để cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô, cơ quan. Khi thể tích máu lưu thông qua các mạch máu tăng lên, thì áp lực máu lên thành động mạch cũng tăng theo.
- Không vận động thường xuyên: Những người ít vận động thường có xu hướng nhịp tim cao hơn, khi nhịp tim càng cao, tim bạn phải hoạt động mạnh hơn, với mỗi cơn co thắt, lực tác động lên động mạch càng lớn khiến huyết áp cao hơn. Thiếu hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ thừa cân.
- Hút thuốc lá: Việc hút thuốc không chỉ làm tăng huyết áp tạm thời mà những chất hoá học trong khói thuốc còn gây phá huỷ thành mạch, điều này khiến lòng động mạch bị thu hẹp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
- Ăn nhiều muối: Quá nhiều muối trong khẩu phần ăn khiến cơ thể bạn tăng giữ nước, gây tăng huyết áp.
- Thiếu Kali trong khẩu phần ăn: Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể bạn, nếu không cung cấp đủ kali, bạn sẽ bị tích lũy quá nhiều natri trong máu.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị cao huyết áp nguy hiểm?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét