Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Triệu chứng lâm sàng của bệnh đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đột quỵ làm cho phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu ôxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong. Sau đây là những biểu hiện lâm sàng của bệnh đột quỵ.

I. Biểu hiện của bệnh đột quỵ

Đột nhiên bị đau đầu dữ dội

Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Thiếu máu não thoáng qua là những dấu hiệu báo trước đặc biệt quan trọng của đột quỵ và người bệnh cần được nhập viện ngay.   

Khó nhìn hoặc nhìn mờ dần

Đột quỵ có thể gây ra nhìn mờ ở hai mắt hoặc có thể mất thị lực một mắt, nhưng biểu hiện này không dễ được người bên cạnh nhận ra như các triệu chứng yếu tay chân, tái mặt hay không thể nói.

Bị yếu cánh tay hoặc chân

Khi ai đó đang trong cơn đột quỵ thì một triệu chứng khá phổ biến là một cánh tay hoặc một chân sẽ dần yếu đi và bị tê liệt. Thường thì các chi bị liệt nằm ở phía đối diện của vùng não bị đột quỵ.

Kiểm tra bằng cách mở rộng hai cánh tay trong vòng 10 giây. Nếu một cánh tay trôi xuống, cho biết bạn đang bị yếu cơ và chính là một dấu hiệu của cơn đột quỵ.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng

Nếu bạn chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn khi đi bộ, nhiều người có thể nghĩ rằng bạn đang say nhưng thực tế là bạn đang trong một cơn đột quỵ

Nhức đầu dữ dội

Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có lẽ là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ.

Khuôn mặt ủ rũ

Đột nhiên khuôn mặt yếu dần và da nhợt nhạt chính là biểu hiện của một cơn đột quỵ. Để xác minh rõ ràng, nhân viên y tế sẽ thường yêu cầu bệnh nhân mỉm cười nếu khuôn mặt yếu dần, da chùng xuống, có nghĩa người đó đang ở trong cơn đột quỵ.

Thay đổi trạng thái tinh thần và mệt mỏi

Thiếu máu cục bộ trong não gây ra sự mệt mỏi tinh thần. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt về giới tính ở triệu chứng này. 23,2% phụ nữ thay đổi trạng thái tinh thần và cảm thấy mệt mỏi khi bị đột quỵ, trong khi đó, con số này ở đàn ông chỉ là 15,2%.

Cảm thấy bất ổn

Thông thường, thì đây chỉ là một biểu hiện nhỏ. Nhưng khi đột quỵ ảnh hưởng đến trung tâm não nó có thể gây ra những bất ngờ khôn lường.

Khó thở hay tim đập nhanh

Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp, và dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.

II. Sơ cấp cứu khi bị đột quỵ

Khi thấy ai đó có một trong các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.


Cần lưu ý những triệu chứng đột quỵ để có thể sơ cứu kịp thời

Đối với người bị tai biến mạch máu não, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển bệnh nhân.

Khi di chuyển bệnh nhân, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

III. Phòng chống bệnh đột quỵ hàng ngày

Theo như lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ và Nhật khuyên rằng nếu sử dụng Rutozym hàng ngày sẽ có tác dụng phòng và phá các cục máu đông (do có khả năng tiêu hủy Fibrin). Các cục máu đông trong các mạch máu có thể di chuyển lên não làm cản trở việc cung cấp oxy cho các mô não gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy não, giảm trí nhớ, đột quỵ.


Thực tế đã chứng minh Rutozym ra đời đã giúp hơn 80% người Mỹ thoát khỏi tình trạng nguy kịch của bệnh đột quỵ. Bởi vì Rutozym chiết xuất và tổng hợp từ thảo dược thiên nhiên như: Bromelain tinh lọc từ quả dứa, Papain từ đu đủ, Nattokinase chiết xuất từ đậu nành. Người Nhật đã sử dụng Nattokinase điều trị các bệnh lý tim mạch từ hơn 2000 năm trước. Rutozym là sự phối hợp hoàn hảo các enzymes cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch bị suy giảm do tuổi già.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét