Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh này thường có tiến triển âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt. Vì vậy, những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng, một nhánh động mạch bị tắc nghẽn gây nên các bệnh lý tim mạch nguy hiểm (nhồi máu cơ tim).
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch ở người già:
Câu 1: Xin bác sỹ đưa ra 1 số nhận định về tình trạng xơ vữa động mạch ở người già hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới?
Tỉ lệ bị xơ vữa động mạch liên quan trực tiếp đến tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy quá trình xơ vữa động mạch có thể xảy ra từ rất sớm trong những năm đầu tiên của đời người, thậm chí có tác giả còn thấy hiện tượng xơ vữa động mạch xuất hiện ở ngay trong thời kỳ bào thai. Các tổn thương trung gian được hình thành vào những năm 30 của đời người và từ 40 tuổi đã hình thành các mảng xơ vữa thực sự và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim.
Từ 50 tuổi trở đi, quá trình xơ vữa động mạch tiếp tục tiến triển trở nên trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng như bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh mạch máu não... Có tới 17% người dưới 20 tuổi bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này là 37% ở người có độ tuổi từ 20 - 29, 60% ở người có độ tuổi từ 30 - 39, 71% ở người có độ tuổi từ 40 - 49 và 85% ở người có độ tuổi từ 50 trở lên.
Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Bệnh này gặp nhiều hơn ở các nước phát triển như ở châu Âu, Mỹ, còn ở các nước đang phát triển như châu Á, Phi ít gặp hơn. Bệnh cũng thường gặp ở người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giới. Tuy vậy những phụ nữ có sử dụng nội tiết tố oestrogen trong điều trị một số bệnh khác có tác dụng bảo vệ chống bệnh này tốt hơn (theo một số tài liệu của Mỹ).
Câu 2: Để khán giả hiểu rõ hơn về bệnh xơ vừa động mạch, trước tiên xin bác sỹ giải thích về khái niệm xơ vữa động mạch là gì?
Hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim, mang nhiều oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Theo năm tháng, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đó gọi là bệnh xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới… và gây ra nhiều bệnh liên quan. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông gây lấp kín thành mạch- vốn dĩ đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa. Chúng gần như đóng vai trò chủ đạo trong các biến cố tim mạch: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc mạch chi…
Bệnh xơ vữa động mạch là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Động mạch mang máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Mảng xơ vữa được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác được tìm thấy trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa cứng lại và làm hẹp động mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.
Câu 3: Vậy nguyên nhân hay yếu tố nào gây nên tình trạng xơ vữa động mạch? Những đối tượng nào dễ có nguy cơ bị mắc bệnh này? Tại sao người già thường hay bị mắc bệnh xơ vữa động mạch?
+ Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch:
Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ. Các sản phẩm từ sữa có chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol toàn phần, làm tăng hình thành mảng lipid lắng đọng trên thành mạch.
Béo phì, chu vi vòng eo lớn: Đây là dấu hiệu của hội chứng rối loạn chuyển hóa, là yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu, không chỉ riêng mạch vành.
Lười vận động, tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp tăng cường HDL-cholesterol. Do đó, nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, cũng gián tiếp làm xơ vữa động mạch.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm hỏng các thành mạch máu, giảm mức HDL-cholesterol trong máu, làm cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ, cấu thành mảng xơ vữa.
Tuổi già: Chuyển hóa lipid thay đổi, tăng quá trình dự trữ hơn quá trình thoái giáng, làm ứ đọng lại trong máu, mô cơ quan. Không chỉ vậy, tính đàn hồi của thành mạch giảm dần khi tuổi tăng lên, làm thành mạch trở nên xơ cứng hơn.
Bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp: Các bệnh lý chuyển hóa mạn tính làm ảnh hưởng con đường chuyển hóa lipid máu.
Tăng huyết áp: Áp lực trong lòng mạch đặt trên thành mạch cao làm tổn thương lớp nội mô, mất tính toàn vẹn nên dễ bị các phân tử lipoprotein bám dính vào, tạo thành mảng xơ vữa.
+ Đối tượng dễ mắc bệnh:
Những người bị:
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Béo phì
Đái tháo đường
Hút thuốc lá
Lối sống tĩnh tại, ít vận động
Sai lầm trong ăn uống: nhiều đường, nhiều mỡ, nước ngọt, bia rượu..
+ Vì sao người già dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch:
Sau 40 tuổi, động mạch bắt đầu có dấu hiệu bị lão hóa, vì thế làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Trong đó, nam giới, nguy cơ gia tăng sau tuổi 45 và nguy cơ gia tăng sau tuổi 55 với phụ nữ.
Câu 4: Thưa BS, bệnh xơ vữa động mạch tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm, xin bác sỹ cho biết những nguy cơ mà bệnh xơ vữa động mạch có thể mang lại cho người già là gì? Và phương pháp chuẩn đoán như thế nào?
Xơ vữa động mạch do biến chứng rối loạn lipid máu rất nguy hiểm. Các biến chứng có thể bao gồm:
- Bệnh tim: Khi nguồn cung cấp máu bị tắc nghẽn và hình thành cục máu đông dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim. Xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim và hồi hộp, lo âu bất thường.
- Suy thận: Thận có thể ngừng hoạt động nếu chúng không nhận đủ lượng máu cần thiết.
- Phình động mạch: Các thành động mạch phình lên, đôi khi vỡ ra, làm chảy máu bên trong, thậm chí gây tử vong.
- Đột quỵ não: Đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho não bị chặn lại, khiến các tế bào não bị chết đi. Nếu không được điều trị sớm, đột quỵ có thể gây tử vong.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Chân tay của người mắc có thể bị tê bì, lạnh, gây bất tiện cho cuộc sống.
+ Phương pháp chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch:
Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là biện pháp đơn giản nhất để tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành. Điện tâm đồ có thể có các biểu hiện thiếu máu cơ tim hay hoại tử cơ tim, các biến chứng của bệnh mạch vành như dày thành tim, giãn buồng tim rối loạn nhịp tim. Điện tâm đồ là một thăm dò không chảy máu, đơn giản, ít tốn kém, có thể tiến hành trong vòng 5 phút. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp có bệnh mạch vành mà điện tâm đồ lại không biến đổi. Ngược lại, điện tâm đồ có thể biến đổi trong khi bạn lại không có bệnh mạch vành (trường hợp nữ giới, bệnh nhân béo phì, tăng huyết áp). Lưu giữ các điện tâm đồ cũ để so sánh và xác định những biến đổi mới cho phép nâng cao khả năng phát hiện bệnh mạch vành.
Siêu âm tim: Siêu âm tim đánh giá vận động các thành tim. Nếu bạn có bệnh động mạch vành, vùng cơ tim được cấp máu bởi nhánh mạch vành đó sẽ không được cấp đủ oxy. Vùng cơ tim đó sẽ có hiện tượng rối loạn vận động so với các vùng khác (có thể giảm vận động hoặc hoàn toàn không vận động). Siêu âm tim cũng là một thăm dò không chảy máu, tuy nhiên đòi hỏi phương tiện hiện đại (máy siêu âm) cũng như bác sỹ được đào tạo chuyên khoa. Mặt khác siêu âm tim thường chỉ phát hiện được bệnh mạch vành ở giai đoạn muộn khi bệnh đã gây ra các rối loạn vận động buồng tim.
Nghiệm pháp gắng sức: Nghiệm pháp gắng sức là biện pháp kinh điển để chẩn đoán bệnh mạch vành. Như chúng ta đã biết, khi nghỉ ngơi thì động mạch vành dù bị hẹp vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Khi phải gắng sức, nhu cầu oxy cơ thể tăng lên, và khi đó mới lộ ra các dấu hiệu thiếu máu cơ tim. Thầy thuốc có thể yêu cầu bạn bằng chạy trên thảm chạy, hoặc đạp xe tại chỗ với tốc độ tăng dần, hoặc họ sẽ truyền thuốc cho bạn để gây tình trạng gắng sức thực nghiệm.. Tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức sẽ được ghi nhận và đánh giá bằng một số biện pháp như điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim gắng sức, hoặc xạ hình cơ tim gắng sức. Qua đó, thầy thuốc đánh giá bạn có khả năng bị bệnh mạch vành hay không và mức độ như thế nào.
Thăm dò chẩn đoán hình ảnh: Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh, như chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim, chụp phóng xạ tưới máu cơ tim ngày càng được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán sớm động mạch vành. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch vành đã khá phổ biến ở các trung tâm tim mạch lớn trong nước. Phim chụp sẽ cung cấp hình ảnh giải phẫu của mạch vành, cho biết mức độ vôi hóa mạch vành, nhánh mạch vành bị hẹp, mức độ hẹp, cũng như các bất thường giải phẫu khác.
Thông tim và chụp động mạch vành: Thông tim và chụp động mạch vành là biện pháp hiện đại nhất để chẩn đoán bệnh mạch vành. Thủ thuật này được tiến hành trong phòng tim mạch can thiệp với các thiết bị chụp mạch và màn huỳnh quang tăng sáng hiện đại. Qua đường động mạch quay hoặc động mạch đùi, bác sĩ sẽ đưa một ống thông lên tim của bạn vào nhánh động mạch vành. Qua ống thông đó bác sỹ sẽ tiêm một dung dịch đặc biệt là chất cản quang vào động mạch vành của bạn. Chất cản quang cho phép bác sỹ nhìn thấy hình dạng, kích thước mạch vành trên màn huỳnh quang, đánh giá vị trí hẹp và mức độ hẹp mạch vành. Chụp động mạch vành qua da là một biện pháp thăm dò chảy máu, tuy nhiên hoàn toàn không đau đớn (không cần gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ) và rất hiếm gặp biến chứng.
Câu 6: Vậy về phương pháp điều trị, hiện nay Việt Nam đang áp dụng phương pháp điều trị như thế nào? Phương pháp nào hiện nay đang là phương pháp hiện đại nhất? Phương pháp phòng tránh xơ vữa động mạch?
Hiện nay xơ vữa động mạch có nhiều phương pháp chữa trị. Các phương pháp thường dùng hiện nay là sử dụng thuốc:
Thuốc hạ cholesterol máu
Thuốc chống đông máu
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn kênh canxi
Thuốc giãn động mạch vành
Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Phương pháp hiện đại nhất hiện nay thì thường dùng thực phẩm chức năng giúp phòng và điều trị xơ vữa động mạch.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng. Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Rutozym của Mỹ.
Rutozym là sự phối hợp hoàn hảo các enzymes cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch bị suy giảm do tuổi già. Rutozym có tác dụng phòng và phá các cục máu đông (do có khả năng tiêu hủy Fibrin). Các cục máu đông (huyết khối) được hình thành khi các sợi fibrin tích lũy trong mạch máu. Các cục máu đông trong các mạch máu có thể di chuyển lên não làm cản trở việc cung cấp oxy cho các mô não gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy não, giảm trí nhớ, đột quỵ. Các cục máu đông ở tim gây ra các bệnh lý như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Rutozym đã trị liệu hữu hiệu cho hơn 700 ngàn bệnh nhân tim mạch tại Mỹ.
Rutozym hiện đang là sản phẩm được các bác sĩ và người dân Mỹ sử dụng an toàn và hiệu quả nhất để phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và điều hòa bệnh huyết áp. Viên chống đột quỵ Rutozym hiện đang là sản phẩm được các bác sĩ và người dân Mỹ sử dụng an toàn và hiệu quả nhất để phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và điều hòa bệnh huyết áp.
Tác dụng của Viên chống đột quỵ Rutozym
+ Rutozym là chất ức chế enzym biến đổi angiotensin (ACE). ACE làm cho lòng mạch máu bị hẹp lại và gây tăng huyết áp. Thuốc ổn định huyết áp Rutozym ức chế ACE nên có tác dụng làm giảm huyết áp.
+ Làm tiêu những sợi huyết trong hệ thống mạch máu (Fibrosis) là nguyên nhân gây tắc mạch. Giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, gỡ các nút tắc mạch trong nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, chấn thương sọ não…
+ Viên chống đột quỵ làm loãng máu, giảm độ cô đặc của máu, giảm ma sát với thành mạch, giúp bệnh nhân tránh được tắc nghẽn mạch, phòng tránh nhồi máu cơ tim, làm giảm huyết áp một cách hữu hiệu và an toàn, ổn định huyết áp.
+ Tăng sức bền thành mạch,giảm sự kết dính của tiểu cầu, phòng tránh hình thành các huyết khối.
+ Viên chống đột quỵ Rutozym là phức hợp của các men giúp xúc tác quá trình phân hủy và giải độc các chất cặn bã, chất thải độc hại trong cơ thể giúp bài tiết ra ngoài. Cung cấp các chất bổ dưỡng cần thiết cho các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn.
+ Thanh lọc huyết tương, hỗ trợ hệ thống bạch huyết, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
+ Tăng cường chuyển hóa, tăng tái tạo năng lượng giúp tăng cường chức năng gan, tim, thận… giúp đáp ứng tốt với mọi stress.
+ Rutozym tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả như giảm viêm và sưng tấy các vết thương, giảm đau nhức nên không cần phải dùng các thuốc giảm đau khác như nhóm hạ sốt, chống viêm, giảm đau không corticoid (nhóm này có rất nhiều tác dụng phụ).
+ Rutozym tăng lưu lượng máu đến não và các mô giúp chóng lành các vết thương, chống các bệnh rối loạn tiền đình, đau đầu chóng mặt…
+ Rutozym phòng và hỗ trợ điều trị các biến chứng của bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy não, suy giảm trí nhớ…
+ Bệnh tim mạch bao gồm cả bệnh tim, huyết áp cao , đột quỵ, đau ngực ( đau thắt ngực ), huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), xơ cứng động mạch ( xơ vữa động mạch ), bệnh trĩ , giãn tĩnh mạch , tuần hoàn kém, viêm tắc động, tĩnh mạch và động mạch ngoại vi bệnh (PAD).
+ Kết hợp các sản phẩm bổ não như Super Power Neuro Max, Super Power citicoline, Super Power PS 100 hoặc Super Power BrainSmart để khắc phục hiệu quả di chứng của đột quỵ, tai biến mạch máu não, hồi phục chức năng não như liệt, liệt nửa người, rối loạn nhân cách, trí nhớ, ngôn ngữ…
+ Giảm đau, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính , lạc nội mạc tử cung , u xơ tử cung , co thắt cơ, vô sinh , ung thư , và bệnh thiếu vitamin gọi là beriberi.
+ Người cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, béo phì…
+ Người có tiền sử bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoa mắt. chóng mặt ù tai, đau đầu.
+ Viên chống đột quỵ Rutozym hỗ trợ điều trị liền vết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Rutozym phòng chống đột quy, ổn định huyết áp, tai biến mạch máu não
Các phương pháp phòng bệnh xơ vữa động mạch:
- Bỏ hút thuốc lá
- Duy trì nồng độ cholesterol trong máu ở mức thích hợp bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục.
- Duy trì huyết áp ở mức an toàn
- Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận nếu có
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch
- Quản lý huyết áp cao
- Kiểm soát bệnh đái tháo đường
- Thay đổi lối sống phòng ngừa xơ vữa động mạch
Chế độ ăn tốt cho tim:
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến khích nên tuân thủ chế độ ăn cân bằng, tốt cho tim để phòng ngừa các bệnh tim mạch. Chế độ ăn này bao gồm:
- Cân bằng lượng calo và hoạt động thể chất để đạt được hoặc duy trì cân nặng ổn định.
- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì, lúa mạch đen, gạo lức, hạt kê…) và các loại thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả và các loại đậu).
- Ăn cá ít nhất 2 bữa mỗi tuần. Các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi giàu acid béo omega - 3 và acid docosahexaenoic (DHA). Các loại acid béo này được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong và đột tử do bệnh động mạch vành.
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa (có nhiều trong thịt mỡ, da động vật) xuống dưới 7% tổng số calorie; chất béo chuyển hóa (trong các loại đồ ăn nhanh, đồ nướng) xuống dưới 1% tổng số calorie và cholesterol (trong trứng, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, thịt mỡ, nội tạng động vật) đến dưới 300mg mỗi ngày. Nên ăn thịt nạc, sữa tách béo và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật để thay thế.
- Ăn ít muối để làm giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim, suy tim.
- Cắt giảm đường trong thực phẩm và đồ uống.
- Nếu bạn uống rượu, hãy nên uống với lượng vừa phải: Không quá 2 ly/ngày đối với nam và không quá 1 ly/ngày đối với nữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét