TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG ĐAU THẮT NGỰC
Đau thắt ngực là một triệu chứng hay bệnh với biểu hiện là cảm giác đau ở giữa ngực thường là do tắc ngẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về bệnh đau thắt ngực và những tư vấn, trả lời của bác sĩ.
Câu 1: Đau thắt ngực có phải là 1 hiện tượng thường gặp không? Đau thắt ngực thường là biểu hiện của bệnh gì? Xin bác sỹ mô tả về triệu chứng của những cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là căn bệnh thường gặp ở người nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nhiều nguy cơ mắc chứng đau thắt tim hơn những thanh thiếu niên.
Đau thắt ngực là biểu hiện quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh mạch vành tim. Bệnh nhân lên cơn đau thắt ngực có cảm giác như tim bị bóp chặt, thắt nghẹt, đè ép hoặc đôi lúc khó chịu âm ỉ trong lồng ngực. Vị trí đau thường gặp là sau xương ức, vùng giữa ngực hoặc vùng tim. Dấu hiệu đau thắt ngực có thể xuất hiện tại chỗ hoặc lan lên vùng cổ, hàm, vai, cánh tay trái. Cơn đau thường chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn chừng 10-30 giây hoặc vài phút. Trường hợp cơn đau kéo dài trên 15 phút thì nhiều khả năng bệnh nhân đang bị nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực có 2 loại: đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Đối với đau thắt ngực ổn định, nguyên nhân là do mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành. Dấu hiệu của cơn đau xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh vận động gắng sức nhưng ổn định lại khi nghỉ ngơi.
Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng nguy hiểm hơn và nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Để phân biệt đau thắt ngực ổn định và không ổn định, ta dựa vào hoàn cảnh xảy ra cơn đau thắt ngực: khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức. Nếu bệnh nhân vận động gắng sức tới một mức độ nhất định nào đó mới xảy ra đau thắt ngực, thì tình trạng này mang tính chất ổn định. Mặt khác, nếu cơn đau xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi, thì điều này nói lên tính không ổn định và có nguy cơ sẽ chuyển thành nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng nguy hiểm hơn và nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Để phân biệt đau thắt ngực ổn định và không ổn định, ta dựa vào hoàn cảnh xảy ra cơn đau thắt ngực: khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức. Nếu bệnh nhân vận động gắng sức tới một mức độ nhất định nào đó mới xảy ra đau thắt ngực, thì tình trạng này mang tính chất ổn định. Mặt khác, nếu cơn đau xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi, thì điều này nói lên tính không ổn định và có nguy cơ sẽ chuyển thành nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Những triệu chứng và dấu hiệu của đau thắt ngực:
Đau và có cảm giác khó chịu là những triệu chứng ban đầu của bệnh đau thắt ngực. Cơn đau có thể bắt đầu ở ngực và thỉnh thoảng lan đến lưng, cổ, vai trái và cả xuống cánh tay (đặc biệt là cánh tay trái). Đôi lúc người bệnh có thể có các triệu chứng như ợ nóng hoặc khó tiêu.
Cơn đau thắt ngực có thể kèm theo các triệu chứng mổ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng, khó thở.
Cơn đau thắt ngực có thể kèm theo các triệu chứng mổ hôi, buồn nôn, ngất xỉu, kiệt sức, choáng váng, khó thở.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào loại đau thắt ngực mà bạn mắc phải. Có 3 loại đau thắt ngực kèm theo các triệu chứng như sau:
Đau thắt ngực ổn định:
Xảy ra khi người bệnh vận động quá sức dẫn đến tim đập nhanh hơn bình thường;
Cơn đau thường có thể cảm nhận trước được và diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5 phút);
Cảm giác ợ nóng hoặc khó tiêu;
Cơn đau ngực có thể lan tỏa đến tay, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đau thắt ngực không ổn định:
Cơn đau thường xuất hiện lúc nửa đêm khi bạn đang ngủ hoặc khi bạn đang nghỉ ngơi;
Cơn đau thường đến một cách đột ngột;
Thường cơn đau sẽ kéo dài đến 30 phút;
Theo thời gian, nếu không được chữa trị cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Đau thắt ngực mao mạch (Đau thắt ngực vi mạch)
Cơn đau thường trầm trọng và kéo dài hơn các cơn đau thắt ngực khác;
Thường kèm theo những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi;
Thường kèm theo những triệu chứng thở gấp, khó ngủ, mệt mỏi;
Cơn đau thường xuyên xảy ra trong các hoạt động thường ngày và khi bạn cảm thấy căng thẳng.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Câu 2: Nguyên nhân gây đau thắt ngực là gì?
Cơn đau thắt ngực xuất hiện do lưu lượng máu đến cơ tim giảm, mà máu lại mang oxy cần thiết cho các hoạt động của tim. Khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy, nó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân thông thường nhất là:
Bệnh mạch vành: động mạch vành ở tim bị thu hẹp do các mảng tích tụ từ cholesterol, làm cho máu chảy qua chúng trở nên khó khăn hơ Sự tích tụ mảng bám này được gọi là xơ vữa động mạch;
Nhịp tim bất thường (loạn nhịp);
Thiếu máu (thiếu hụt hồng huyết cầu để cung cấp oxy);
Co thắt động mạch vành dẫn đến giảm lưu lượng máu.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt ngực:
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực, bao gồm:
Hay căng thẳng, gặp áp lực trong công việc và cuộc sống;
Có tuổi tác cao;
Cao huyết áp;
Nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) hoặc cholesterol trong máu cao;
Có người trong gia đình bị mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim;
Hút thuốc: việc hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu;
Hút thuốc: việc hút và tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài sẽ phá hủy các động mạch của cơ thể, trong đó có những động mạch dẫn đến tim, khiến các mảng bám cholesterol tích tụ và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu;
Bị tiểu đường: cơ thể của người bị tiểu đường không thể tự sản sinh ra đủ Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Ngoài ra, tiểu đường còn làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, đồng thời làm tăng khả năngxơ vữa động mạch và tăng nồng độ cholesterol máu;
Béo phì và ít vận động:Nếu bạn béo phì, tim bạn sẽ phải hoạt động vất vả để cung cấp máu đến các mô thừ Việc bạn ít tập thể dục sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường…gián tiếp dẫn đến đau thắt ngực.
Câu 3: Thưa BS, bác sỹ vừa chia sẻ về nguyên nhân gây đau thắt ngực, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu cơ tim. Xin bác sỹ giải thích rõ hơn về hiện tượng này? Nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim là gì?
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính thường xảy ra khi lòng động mạch vành bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến vùng cơ tim tương ứng, không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cơ tim gây ra triệu chứng đau ngực. Trường hợp mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
Đau thắt ngực - biểu hiện điển hình của bệnh tim thiếu máu cục bộ: Biểu hiện điển hình của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là những cơn đau thắt ngực xảy ra khi hoạt động gắng sức, căng thẳng, xúc động mạnh về tâm lý hay tăng huyết áp đột ngột... Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và kéo dài mà người bệnh không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nhồi máu cơ tim do cơ tim bị thiếu máu đột ngột.
Nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim:
Bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch): Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch, cản trở sự lưu thông máu. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim.
Cục máu đông: Các mảng xơ vữa có thể bị vỡ, tạo ra cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển trong lòng mạch máu và gây tắc mạch khi đi đến những đoạn hẹp, dẫn đến thiếu máu cơ tim đột ngột và làm khởi phát nhồi máu cơ tim.
Co thắt động mạch vành: Sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim.
Câu 4: Thưa BS, như đã nói, việc điều trị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim thật sự không hề đơn giản, vì nếu không điều trị hợp lý sẽ dễ để lại những hậu quả trên hệ tim mạch của người bệnh. Xin hỏi BS, những phương pháp chẩn đoán và điều trị cơ bản đối với căn bệnh này là gì?
Chẩn đoán đòi hỏi khai thác kỹ tiền sử bệnh tật, khám lâm sàng, đo huyết áp, đánh giá mức độ cholesterol, nghe mô tả triệu chứng của người bệnh, thực hiện các xét nghiệm:
Điện tâm đồ thiếu máu cơ tim;
Nghiệm pháp gắng sức;
Siêu âm tim gắng sức;
Chụp động mạch vành qua da: Đưa ống thông vào chỗ xuất phát động mạch vành, đánh giá được mức độ hẹp động mạch vành, lưu lượng động mạch vành;
Siêu âm trong lòng mạch vành.
Câu 5: Đó là phương pháp chuẩn đoán và điều trị hiện đang được áp dụng tại Việt Nam, so với những phương pháp này, thì thế giới có gì tiến bộ hơn hay không? Xin Bs Bình cho biết?
Ở Việt Nam hiện nay cũng cập nhật các công nghệ của thế giới rồi. Hiện nay phương pháp mới có thể kể đến như: Thông tim và chụp động mạch vành.
Đây là kỹ thuật hiện đại nhất để chẩn đoán bệnh mạch vành, có tên gọi khác là chụp động mạch vành qua da. Thông tim và chụp động mạch vành được thực hiện trong phòng can thiệp tim mạch với những thiết bị và màn huỳnh quang tăng sáng hỗ trợ thực hiện. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống thông lên tim người bệnh thông qua đường động mạch quay hoặc động mạch đùi. Sau đó, bệnh nhân được bơm cản quang qua ống thông đến động mạch vành. Từ đó có thể đánh giá được vị trí hẹp, mức độ hẹp, hình dạng, kích thước mạch vành trên màn huỳnh quang.
Khác với những phương pháp kể trên, đây là kỹ thuật xâm lấn và gây chảy máu. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ không phải trải qua đau đớn vì không cần gây mê mà chỉ gây tê tại chỗ, ít để lại biến chứng nghiêm trọng.
Câu 6: Phương pháp phòng tránh đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim? Khi có dấu hiệu đau thắt ngực thì người bệnh cần và nên làm gì?
Phương pháp phòng tránh đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim có thể kể đến như:
Phương pháp phòng tránh đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim có thể kể đến như:
+ Thay đổi lối sống:
Tập thể dục hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim: Không bao giờ là quá muộn để thay đổi những thói quen xấu và xây dựng một lối sống tích cực. Việc thay đổi lối sống góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Sau đây là một số lời khuyên bác sĩ tim mạch dành riêng cho bạn:
Không hút thuốc: Kiểm soát các bệnh lý liên quan: chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp cao và rối loạn mỡ máu. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Vận động cơ thể thường xuyên và đều đặn: Duy trì cân nặng lý tưởng: Một số người luôn gặp vấn đề khó khăn trong việc giảm cân. Hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn giảm cân đúng cách.
Giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi.
+ Sử dụng thuốc: Một số thuốc và nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị thiếu máu cơ tim, bao gồm:
Aspirin
Nhóm nitrat
Nhóm chẹn beta
Nhóm chẹn kênh canxi
Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi)
Ranolazine (Ranexa)
Việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme của Mỹ.
Các nhà Khoa Học Mỹ đã nghiên cứu sản phẩm Bi-Cozyme, hỗ trợ điều trị và dự phòng sau đột quỵ, tai biến mạch máu não hiệu quả với Co-enzyme Q10 giúp khử các gốc tự do, giảm tổn thương, xơ vữa mạch. Kết hợp 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu mảng xơ vữa. Phức hợp Rutin và Salicin từ cây liễu trắng giúp tăng sức bền thành mạch, loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp phòng ngừa hình thành cục máu đông, phòng chống thiếu máu cơ tim, nhồi máu và đột quỵ hiệu quả.
Công dụng của Bi-Cozyme:
>> Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
>> Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch…
>> Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim.
>> Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
>> Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
>> Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ...
>> Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
>> Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp
Khi có dấu hiệu đau thắt ngực thì người bệnh cần và nên làm gì?
Nên nhắc những người xung quanh không nên hốt hoảng làm bệnh nhân lo sợ thêm, và cũng đừng tiêm thuốc, xoa bóp, thở oxy. Không nên xúm xít lại, thăm hỏi vì không cần thiết và làm bệnh nhân mệt. Đặc biệt là phải tránh cho bệnh nhân hít phải khói thuốc lá, có thể làm động mạch vành co lại và đau tăng thêm.
Nên nhắc những người xung quanh không nên hốt hoảng làm bệnh nhân lo sợ thêm, và cũng đừng tiêm thuốc, xoa bóp, thở oxy. Không nên xúm xít lại, thăm hỏi vì không cần thiết và làm bệnh nhân mệt. Đặc biệt là phải tránh cho bệnh nhân hít phải khói thuốc lá, có thể làm động mạch vành co lại và đau tăng thêm.
Cơn đau thắt ngực điển hình không cần phải nằm bệnh viện, trừ khi nằm để chẩn đoán chuyên khoa. Những cơn đau đầu tiên nên mời bác sĩ, hoặc đến phòng khám tim để có hướng dẫn ban đầu. Nhưng những cơn sau, bệnh nhân đã có kinh nghiệm, có thể theo hướng dẫn của bác sĩ mà tự chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét