Bạn bị xơ vữa mạch vành, bạn muốn tìm cách điều trị, bạn chưa biết làm cách nào? Cách điều trị xơ vữa mạch vành an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Xơ vữa mạch vành là căn bệnh thường gặp hiện nay. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.... Xơ vữa mạch vành là tình trạng thành mạch vành nuôi tim bị xơ cứng và thu do sự lắng đọng của các chất béo trong lòng mạch, làm hình thành nên các mảng xơ vữa. Các mảng xơ này sẽ làm hẹp lòng mạch, hạn chế máu lưu thông và làm thiếu máu về tim cũng như máu đi nuôi cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách điều trị xơ vữa mạch vành.
1. Cách điều trị xơ vữa mạch vành
1.1. Điều trị xơ vữa mạch vành bằng thuốc
Sử dụng thuốc là giải pháp đầu tay được hầu hết các bác sĩ lựa chọn để kiểm soát triệu chứng và ngăn mảng xơ vữa phát triển. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một loại hoặc phối hợp nhiều loại thuốc tùy theo tình trạng bệnh của bạn. Dưới đây là các loại thuốc điều trị xơ vữa mạch vành thường dùng:
+ Thuốc chống đông máu:
Thuốc chống đông máu có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự kết tập của tiểu cầu và hạn chế các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. Nhờ đó, sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu:
Cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận và không dùng các bàn chải quá cứng để tránh gây chảy máu chân răng.
Nếu có điều kiện nên tự mua thiết bị kiểm tra chỉ số đông máu INR để theo dõi về tác dụng của thuốc.
Tránh các hoạt động có thể dẫn đến chảy máu, đặc biệt là vùng đầu.
Nếu có một trong các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu kéo dài quá 10 phút, bầm tím thường xuyên, chảy máu mũi, kinh nguyệt kéo dài, nôn ra máu, đi tiểu ra máu hoặc có màu nâu, hồng, đỏ, đi đại tiện có màu đen lẫn máu, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu nghiêm trọng... cần đi khám ngay.
+ Thuốc hạ cholesterol máu:
Đây là nhóm thuốc chính trong điều trị xơ vữa mạch vành với đại diện điển hình là các statin, fibrate và niacin. Thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol máu xấu (LDL cholesterol) – dạng cholesterol gây ra các mảng xơ vữa trong cơ thể.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ cholesterol máu:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trên gan, mật, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, xương, khớp, cơ, da… Vì vậy, bạn nên kiểm tra chức năng gan định kỳ khi dùng thuốc.
Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mỡ máu. Do đó, bạn nên báo cho bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng.
Đối với nhóm statin: nên dùng vào buổi tối, không sử dụng bưởi trong khi đang dùng nhóm thuốc này, không dùng statin khi đang bị viêm cơ, suy giảm chức năng gan.
Đối với nhóm Fibrate nên dùng trong/sau bữa ăn chính.
+ Thuốc chẹn beta:
Thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của tim và giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim trong tương lai. Một số loại thuốc thường dùng cho người bị xơ vữa động mạch vành thuộc nhóm này là atenolol, metoprolol, bisoprolol, propranolol...
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta:
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như bị lạnh tay chân, tăng cân, nhịp tim chập, mất ngủ, ho khan, nhạy cảm với thời tiết lạnh và ánh sáng mặt trời. Nếu các tác dụng phụ này xuất hiện với mức độ nặng hoặc không thuyên giảm sau vài ngày, bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi muốn dừng sử dụng thuốc cần giảm từ từ, không được dừng đột ngột. Vì điều này có thể làm tăng nặng cơn đau thắt ngực, loạn nhịp thất và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Những người đang bị đái tháo đường cần kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng thuốc vì thuốc có thể che dấu các dấu hiệu hạ đường huyết.
+ Thuốc giãn mạch nitrat:
Nitrat thường được dùng dưới dạng thuốc xịt hoặc dạng ngậm dưới lưỡi nhằm giúp kiểm soát nhanh cơn đau thắt ngực. Ngoài ra trong một số trường hợp nitrat tác dụng kéo dài dạng viên nén có thể được dùng kết hợp với các nhóm thuốc khác để dự phòng cơn đau thắt ngực.
* Lưu ý khi sử dụng Nitrat:
Uống thuốc trong tư thế ngồi để tránh hạ huyết áp đột ngột.
Với dạng thuốc ngậm dưới lưỡi, nên để viên thuốc từ từ hòa tan dưới lưỡi.
Với dạng thuốc phóng thích chậm tác dụng kéo dài, thuốc phải được uống nguyên viên không được bẻ hay nhai viên thuốc.
Tuyệt đối không được ngưng sử dụng đột ngột mà phải giảm liều một cách từ từ để tránh gây ra hiệu ứng ngược làm gia tăng các cơn đau thắt ngực đe dọa đến tính mạng.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhóm thuốc này, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Thuốc giãn mạch trong điều trị bệnh mạch vành
+ Thuốc chẹn kênh canxi:
Thuốc chẹn kênh canxi giúp giãn động mạch, giảm huyết áp. Đây là nhóm thuốc tương đối an toàn trong điều trị xơ vữa mạch vành.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn canxi:
Một số tác dụng phụ như phù nhẹ ở mắt cá chân, buồn nôn, chóng mặt, táo bón, đỏ bừng và đau đầu có thể xuất hiện trong vài ngày đầu dùng thuốc. Nếu sau vài ngày, các triệu chứng này không tuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng nặng lên, bạn cần báo cho bác sĩ
Chi tiết xem thêm tại: >>> Cách điều trị xơ vữa mạch vành an toàn hiệu quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét