Vì sao huyết áp thấp, nhịp tim lại tăng, có thể nhiều người chưa biết vì sao. Hiểu rõ về huyết áp thấp và nhịp tim tăng là câu hỏi của nhiều người. Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về huyết áp thấp và nhịp tim nhanh.
1. Tổng quan về huyết áp thấp
+ Bệnh huyết áp thấp là gì?
Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.
Bệnh huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý:
- Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố gia đình, hoặc sống ở vùng núi cao.
- Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động tuyến giáp, do hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.
+ Dấu hiệu huyết áp thấp:
Nhiều người lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp để lại những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng như:
- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông: Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.
- Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột ví dụ như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc khi vừa ngủ dậy. Lúc này, người bệnh cảm thấy mọi vật đang xoay trong và không kiểm soát được.
- Ngất: Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột và gây ra những chấn thương nghiêm trọng khác.
- Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng: Khi não làm việc căng thẳng và hoạt động thể lực nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. Mức độ và tính chất cơn đau ở mỗi người là khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.
- Giảm tập trung: Bệnh huyết áp thấp làm cho máu không đủ cung cấp đến não, dẫn tới tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng giảm khả năng tập trung ở người bệnh huyết áp thấp.
- Mờ mắt: Bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như đang di chuyển trên đường.
- Da lạnh và nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
- Mệt mỏi: Thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi. Sự mệt mỏi thường liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức
- Buồn nôn: Có cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
+ Đối tượng nguy cơ dễ bị bệnh huyết áp thấp:
Những người dễ mắc bệnh huyết áp thấp như:
- Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, bệnh lý mạch vành và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đầy đủ.
- Phụ nữ có thai: Trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5-10 mmHg, và huyết áp tâm trương giảm mạnh từ 10-15 mmHg. Tuy nhiên, điều này lại hết sức bình thường đối với phụ nữ mang thai vì sau đó huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con.
- Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
- Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
- Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết nếu nhiễm trùng đi vào máu, từ đó có thể đe dọa mạng sống, tình trạng huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn.
- Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu. Đây là khi cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ và gây ra hạ huyết áp.
- Người bị dị ứng trầm trọng hay còn gọi là shock phản vệ: Shock phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở.
- Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), alpha blockers, Beta blockers, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), Sildenafil (Viagra), đặc biệt kết hợp với một thuốc tim, nitroglycerine.
2. Tổng quan về nhịp tim nhanh
+ Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn ở mỗi người có thể khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì đây chính là tình trạng nhịp tim nhanh.
Tuy nhiên, đối với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Với người trên 60 tuổi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút và khi tim đập trên 80 nhịp/phút đã gây nên các triệu chứng hồi hộp, mệt, khó thở… Trường hợp này vẫn được xem là tim đập nhanh, cần điều trị.
+ Triệu chứng tim đập nhanh:
- Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
- Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
- Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
- Đau đầu, đau thắt ngực.
- Lỗi nhịp.
- Chóng mặt, choáng ngất.
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên cần được thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Hiểu rõ hơn về huyết áp thấp và nhịp tim tăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét